
Thời trang Linen – Thời trang bền vững

Thời trang Linen – Thời trang bền vững
LINEN – THỜI TRANG BỀN VỮNG CÙNG NĂM THÁNG
Thời trang bền vững có lẽ còn khá xa lạ với nhiều người nhưng đây lại là xu hướng mới cực kì hot của thế giới hiện nay. Độ phủ sóng của thời trang bền vững ngày càng dày đặc, xu hướng này được chào đón nồng nhiệt từ trên khắp thế giới nhờ vào tính ứng dụng cao và sự thân thiện với môi trường.
Nếu là tín đồ của thời trang và muốn bảo vệ hành tinh xanh thì thời trang bền vững chính là dành cho bạn đấy. Hãy cùng Linen ơi! tìm hiểu về xu hướng thời trang này và sự lên ngôi trong những năm gần đây nhé!
1. Sustainable Fashion – Thời trang bền vững là gì?
Thời trang bền vững còn có tên gọi khác là “Sustainable fashion” hay “eco fashion”. Để giải thích rõ ràng hơn về khái niệm thời trang bền vững đầu tiên, chúng ta cần bàn đến “bền vững”.
Tính bền vững ở đây được hiểu đơn giản là kéo dài vòng đời sử dụng của sản phẩm nhằm giảm tối đa sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên để duy trì cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, sự bền vững hiểu theo nghĩa sâu xa hơn trong mục tiêu xã hội là duy trì quyền lợi hạnh phúc của mọi người trong xã hội. Hai khái niệm thời trang và bền vững kết hợp lại với nhau để tạo nên khái niệm mới là “thời trang bền vững”.
Tức là sử dụng những chất liệu an toàn, có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy, cộng thêm quy trình sản xuất an toàn, tiết kiệm, hạn chế tối đa việc tiêu thụ tài nguyên mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời phải đảm bảo được quyền lợi công bằng và tiền lương công bằng của người tham gia lao động sản xuất trong ngành thời trang.
Thời trang bền vững là biện pháp hữu ích để giải quyết sự lãng phí, cải tiến chất liệu an toàn trong các sản phẩm hàng dệt may thời trang
Nếu hiểu đơn giản thì Sustainable fashion là những mục tiêu cải tiến thêm cho ngành thời trang, nhưng nếu tìm hiểu sâu xa hơn thì “Sustainable fashion” gần như là đối trọng với “fast fashion”, bởi sự ra đời của nó đã giảm thiểu được tối đa loạt hệ quả sâu sắc mà “fast fashion” gây ra cho chất lượng đời sống con người cũng như môi trường tự nhiên.
- Tài nguyên thiên nhiên và nước bị tiêu thụ quá nhiều để sản xuất thời trang nhanh (Fast Fashion).
- Sử dụng những hóa chất độc hại, nguyên vật liệu không thân thiện với môi trường trong quy trình sản xuất. Đồng thời những chất thải công nghiệp chưa được xử lý thải trực tiếp ra sông hồ, đại dương, khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng.
- Sản xuất với số lượng lớn nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất nhưng lại vượt quá nhu cầu thị trường dẫn đến việc dư thừa, tồn đọng sản phẩm, lãng phí tài nguyên. Thêm vào đó sản phẩm lại không có khả năng phân hủy.
- Ngoài ra để thu hoạch bông cũng những nguyên liệu thô khác nhằm phục vụ cho việc sản xuất các trẻ em ở khu vực nước Kazakhstan, Zambia, Kenya, Ấn Độ, Zimbabwe và các nước sản xuất bông khác ở Châu Phi, Nam Mỹ và Châu Á thường bị buộc phải rời khỏi lớp học để đi thu hoạch bông vào mùa hè.
Thời trang bền vững không chỉ là biện pháp hữu ích để giải quyết sự lãng phí, cải tiến chất liệu an toàn trong các sản phẩm hàng dệt may thời trang mà còn hướng đến mục tiêu cao cả hơn là thay đổi nhận thức của người tiêu dùng và thương hiệu thời trang, từ đó tạo ra những sản phẩm thời trang không chỉ đẹp mà còn có thể bảo vệ hệ sinh thái Trái Đất và công bằng xã hội.
2. Lịch sử hình thành của thời trang bền vững
Sau khi đã hiểu hơn về thời trang bền vững, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem xu hướng thời trang này có mặt từ khi nào và đây có thực sự là xu hướng mới mẻ không nhé!
Những năm 80, 90 của thế kỷ trước, thời trang bền vững đã bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Mở đầu xu hướng này phải kể đến hai thương hiệu khá nổi tiếng là Patagonia và ESPRIT. Với tôn chỉ bảo vệ môi trường, những thương hiệu này đưa ra những cải tạo về chất liệu và sợi dệt để giảm thiểu lượng hóa chất sử dụng để tạo ra sản phẩm.
Bên cạnh đó, Doug Tompkins và Yvon Chouinard (đến từ hai thương hiệu Patagonia và ESPRIT) đã chỉ ra được nguyên nhân cơ bản của sự “không bền vững” trong thời trang chính là: Tăng trưởng và tiêu dùng theo cấp số nhân.
Để nhiều người biết đến xu hướng thời trang bền vững hơn trong chiến dịch quảng cáo của mình trên tạp chí Utne Reader vào năm 1990, ESPRIT đã truyền tải thông điệp “tiêu dùng có trách nhiệm” đến khách hàng. Trong khi đó, trên The New York Times Patagonia cũng hô hào khẩu hiệu “Đừng mua những chiếc áo khoác này”, kèm theo đó là hình ảnh những món đồ Fast fashion.
Với những tiền đề này, thời trang bền vững dần được hoàn thiện và mở rộng hơn về khái niệm. Ý nghĩa cũng dần sâu xa hơn, không chỉ gói gọn ở việc cải tạo chất liệu như ban đầu. Cũng từ đây, Sustainable fashion cũng bắt đầu nhận được sự quan tâm nhiều hơn và trở thành sân chơi cho nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng khác.
Tháng 5 năm 2012, tại Copenhagen đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh về “Tính bền vững trong thời trang” lớn nhất thế giới, thu hút hơn 1.000 đối tác chính trong ngành. Tại đây họ cùng thảo luận về tầm quan trọng của việc làm cho ngành thời trang trở nên “bền vững” hơn.
3. Sự thức tỉnh của làng mốt thế giới
Mặc dù đã xuất hiện khá lâu nhưng phải đến khoảng 2 năm trở lại đây khi đại dịch COVID-19 bùng phát, thì thời trang bền vững mới thực sự “thức tỉnh”.
Dịch bệnh đã ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế toàn thế giới nói chung. Nhưng riêng ngành thời trang gần 2 năm qua lại có những sự thích nghi, thay đổi khá ấn tượng. Mặc dù phải ngừng tổ chức toàn bộ các tuần lễ thời trang nổi tiếng, hàng loạt cửa hàng thời trang phải đóng cửa, lượng hàng tồn kho ngày càng nhiều, … nhưng nhiều thương hiệu thời trang đã cơ cấu lại các hoạt động, khâu sản xuất của mình để toàn diện và bền vững hơn.
Hàng loạt bộ sưu tập thời trang vẫn được giới thiệu tới công chúng theo hình thức mới mẻ, độc đáo hơn. Cùng với đó một loạt các sản phẩm thời trang thân thiện hơn với môi trường cũng được ra đời. Những mẫu khẩu trang độc lạ chưa từng thấy trước đây, các tuần lễ thời trang nổi tiếng được tổ chức theo hình thức mới mẻ hơn, sôi động hơn trên thế giới Internet.
Trong nguy có cơ, đại dịch COVID-19 đã thành cơ hội để các chương trình thời trang có “diện mạo” mới, cách tổ chức mới, thú vị hơn. Lúc này, các thương hiệu xa xỉ trước đây thường bỏ qua nền tảng kỹ thuật số cũng đã bắt đầu thử nghiệm với nền tảng này và cho phép người xem, khách hàng của mình tương tác trực tuyến với nhà thiết kế.
Ngoài ra, thực trạng ô nhiễm môi trường cũng đã trở nên trầm trọng hơn khi lượng rác thải từ việc tiêu thụ tài nguyên ngày một tăng. Từ đó, con người cũng đã bắt đầu quan tâm và có ý thức hơn và mong muốn trở thành những người tiêu dùng văn minh.
Tạp chí Forbes đã từng đưa ra một nghiên cứu: nếu có cơ hội mua các sản phẩm có lợi cho xã hội và môi trường thì sẽ có tới 87% người Mỹ được khảo sát sẽ quan tâm đến những sản phẩm này. Thay vì chỉ quan tâm đến việc sản phẩm hợp mốt, thời thượng thì người tiêu dùng đang dần chú trọng vào các yếu tố thực tế hơn như sự tiện dụng, bền chắc của trang phục. Họ dần đặt tiêu chí chất lượng cao hơn số lượng để tránh việc lãng phí đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
Một số nhãn hàng thời trang cũng đã và đang chọn đi theo con đường Sustainable fashion. Họ cũng luôn có sự ưu tiên đặc biệt dành cho hệ sinh thái trong quá trình thiết kế và sản xuất. Một số cái tên nổi bật có thể kể đến hiện nay như: Levi’s, Nudie Jeans, SAYE, Viktor & Rolf, Tribe Alive…
Thậm chí, những thương hiệu danh tiếng như Gucci, Prada, Versace… cũng chẳng thể đứng ngoài xu hướng này. Những nỗ lực của các nhà mốt nổi tiếng thế giới đã khẳng định con đường tất yếu của thời trang bền vững và sự thức tỉnh của nền công nghiệp may mặc toàn cầu.
Như vậy có thể nói rằng hiện tại thời trang bền vững đang trở thành xu hướng thời trang được mọi thương hiệu, tín đồ thời trang hướng đến. Hiểu hơn về Sustainable fashion liệu bạn có muốn thay đổi những suy nghĩ và sự quan tâm của bản thân về thời trang?
Vậy Linen có đặc tính ưu việt gì và vì sao lại được người dùng yêu thích đến vậy, chúng ta sẽ cùng thương hiệu F2 tìm hiểu nhé.
3 đặc tính giúp Linen trở thành chất liệu ‘hot’ trong làng thời trang:
Linen là chất liệu 100% từ thiên nhiên, với ưu điểm loại bỏ tia cực tím, giữ mát khi trời nóng, giữ ấm khi trời lạnh
Linen được dệt từ sợi có nguồn gốc từ cây Lanh (Flax). Từ xưa, người Ai Cập cổ đã sử dụng loại sợi này vì hút ẩm tốt, có độ bóng tự nhiên, ít xơ lông và co rút khi giặt. Vải lanh là một trong những loại vải bền vững, có nguồn gốc tự nhiên an toàn & thân thiện với môi trường. Đặc biệt, trong điều hiện thời tiết nắng nóng, quần áo sử dụng vải Linen giúp bạn cảm thấy mát mẻ, dễ chịu hơn (có thể làm cho nhiệt độ bề mặt da thấp hơn 3-4 độ C so với vải Cotton). Ngoài ra, độ giữ ẩm tiêu chuẩn là 10 đến 12% không gây cảm giác ẩm ướt. Linen có thể chống chọi trước ánh sáng trực tiếp từ mặt trời và ít bị ảnh hưởng nhiệt nên có thể giúp loại bỏ tia cực tím cho người mặc.Nên khi mặc các thiết kế Linen của F2 bạn sẽ luôn thoải mái dù ngoài trời nhiệt độ nóng.
Linen cho màu vải đẹp tự nhiên và bền.
Các sợi vải linen được dệt chặt tay và tương đối to, có thể nhìn thấy từng sợi trên bề mặt vải cũng như cảm nhận bằng tay rất rõ rệt, nên khi nhuộm màu, chất liệu linen in thấm tốt, cho màu đẹp tự nhiên và cho màu sắc đa dạng, nên các thiết kế Linen của F2 luôn được đón nhận và yêu thích bởi tông màu khác biệt, lạ mắt.
Linen thân thiện với môi trường, có độ bền cao, tạo thoải mái tối đa trong mọi hoạt động
Đây là một trong những đặc tính ‘ưu việt’ và cũng là lý do rất nhiều người ‘chuộng’ Linen. Với tính chất vật lý có độ bền cao từ 5.5 đến 6,5 gm/den trong khi trọng lượng lại nhẹ hơn cotton mang đến cảm giác nhẹ tênh trên da người mặc. Đồng hành cùng những thiết kế Linen của F2 bạn sẽ thoải mái trong mọi hoạt động, tự tin thể hiện mình.
Được biết đến với nhiều công năng, từ loại vải được yêu thích cho quần áo mùa hè đến khăn lau bát đĩa thấm hút tốt. Vải linen là một loại vải tự nhiên mềm mại và mát mẻ khi ta chạm vào. Linen là một trong những loại sợi tự nhiên được biết đến lâu đời nhất, và luôn được coi là một loại vải cao cấp, thanh lịch và bền vững.
Margaret Frey, giáo sư nghiên cứu về các loại sợi vải và thiết kế tại Đại học Cornell cho biết: “Vải linen đã được biết đến qua nhiều khảo cứu lịch sử kể từ khi con người học cách làm ra vải và từ nhiều nền văn minh.”
Vải linen cũng được gọi là vải lanh được thu hoạch từ cây lanh có thân cao, loại cây phát triển ở vùng khí hậu mát và có khả năng chống côn trùng, chịu hạn hán mạnh mẽ.
Lợi ích của việc mặc và sử dụng vải linen
Jintu Fan, giáo sư khoa học sợi và thiết kế quần áo tại Đại học Cornell, viết: “Vải linen là một chất liệu thoải mái cho mùa hè vì khả năng hút ẩm cao và độ cứng tương đối cao. Thuộc tính hút âm giúp hấp thụ mồ hôi và độ cứng tương đối làm cho vải này không bị dính vào da người mặc. Tạo ra khoảng trống giữa cơ thể người và quần áo để thông gió một cách thoáng mát.”
- Độ thấm: Vải linen giữ nước cực tốt, do đó tại sao nó là chất liệu phổ biến cho khăn tắm và khăn trải giường.
- Thoáng khí: Loại vải này rất nhẹ và cho phép không khí đi qua dễ dàng, là loại vải lý tưởng cho quần áo trong những tháng mùa hè.
- Không co giãn: Vải linen không bị giãn nhiều, giữ dáng rất tốt và sẽ không thay đổi kích thước qua nhiều lần mặc và giặt.
- Mềm mại: Vải linen rất mềm và mịn, và thậm chí còn trở nên mềm hơn nếu giặt thường xuyên.
- Thân thiện với môi trường. Vải linen được coi là một loại sợi bảo vệ môi trường vì nó không tốn nhiều nước và hóa chất để sản xuất như các loại vải khác.
- Ít gây dị ứng. Vải linen tự nhiên không gây dị ứng.
Tuy nhiên, Style khuyên bạn nên cân nhắc trước khi mặc vải linen bởi một số điểm sau:
- Dễ bị nhăn: Mặc dù nhẹ và giữ hình dạng tốt, nhưng lại rất dễ nhăn.
- Giá thành khá đắt: Vì quy trình sản xuất kéo dài và các công đoạn vẫn được làm bằng tay nên vải linen thường đắt.
Tất nhiên, trải nghiệm sử dụng sản phẩm Linen sẽ không làm bạn thất vọng, hãy ghé ngay Linen ơi! để trải nghiệm những sản phẩm bền vững và sang trọng bạn nhé.
Bài viết liên quan